Biotech - VET - Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quang chuồng nuôi gia cầm

Trong chăn nuôi vấn đề vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp đàn gà phát triển tốt từ khi còn là gà con cho đến gà đã trưởng thành. Bà con nông dân cần phải nâng cao kỹ thuật về chuồng trại và môi trường theo từng giai đoạn như sau:

1/ Vệ sinh và chuẩn bị chuồng nuôi trước khi đưa gà vào nuôi chuồng 

Chuồng nuôi gà phải được dọn sạch sẽ và để trống chuồng ít nhất 1-2 tuần trước khi đưa vào nuôi (tốt nhất là trên 3 tuần).

Trước khi đưa gà vào nuôi 1 ngày cần phải hoàn thành các công việc sau đây:
  • Kiểm tra và sửa chữa lần cuối những hư hỏng của chuồng trại còn sót lại.
  • Hoàn thành công việc lắp ráp và kiểm tra hoạt động của các trang thiết bị như máng ăn, máng uống, hệ thống cấp nhiệt, hệ thống làm mát, hệ thống rèm che mưa che nắng, hệ thống ánh sáng, hệ thống vệ sinh sát trùng,…lần cuối.
  • Hoàn thành công việc đưa sát trùng chất độn chuồng.
  • Vệ sinh sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, dụng cụ và trang thiết bị lần cuối.
  • Đối với hệ thống máng ăn tự động cần sử dụng bắp nghiền kích thước 0,2-0,3 cm cho chạy qua nhiều lần để làm sạch.
  • Đối với hệ thống máng uống tự động cần rửa qua bằng dấm (axit acetic 2%)
  • Kiểm tra hệ thống bảo vệ chống chim, chuột, chồn và các thú ăn thịt khác có thể vào chuồng làm hại gà.

2/ Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi trong quá trình nuôi gà 
  • Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời gà ốm yếu
  • Gà chết phải được thu gom và đưa ra khu xử lý
  • Vệ sinh sạch máng ăn và máng uống trước khi cho gà ăn
  • Quét dọn và giữ vệ sinh nơi để cám, đường đi
  • Phun xịt sát trùng dụng cụ và thức ăn mới chuyển đến
  • Phun xịt sát trùng sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi theo định kỳ

Vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm

3/ Vệ sinh sát trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi 

Đối với chuồng nuôi:
  • Tháo toàn bộ máng ăn, uống và dụng cụ chăn nuôi ra khỏi chuồng
  • Hoàn thành các công việc vệ sinh chuồng và các dụng cụ chăn nuôi
  • Thực hiện các công việc sát trùng chuồng trại
  • Đóng cửa và khóa kín chuồng
  • Để trống chuồng

Đối với thiết bị và dụng cụ:
  • Tháo và đưa toàn bộ ra ngoài
  • Ngâm nước 24h
  • Dùng bàn chải cọ rửa sạch cả trong lẫn ngoài
  • Sửa chữa hư hỏng
  • Ngâm qua hồ nước sát trùng 24h
  • Rửa sạch và để khô
  • Đưa vào chuồng hoặc nơi để đã được vệ sinh sát trùng

Đối với các loại dụng cụ trang thiết bị không thể tháo rời hoặc rửa trực tiếp:
  • Đối với các loại dụng cụ trang thiết bị có thể rửa bằng nước được: cần vệ sinh sát trùng đồng thời với vệ sinh chuồng nuôi
  • Đối với các loại dụng cụ trang thiết bị không thể rửa bằng nước được như mô-tơ điện, hộp điều khiển điện cần được vệ sinh khô, bảo dưỡng sau đó dùng đồ lau ẩm có thuốc sát trùng lau sạch;
  • Đối với hệ thống ống chuyền thức ăn tự động phải lấy hết thức ăn và cho bắp nghiền to để làm sạch
  • Đối với hệ thống nước uống tự động ngâm dấm 24h sau đó rửa bằng nước sạch
  • Toàn bộ rèm che phải được phun rửa sạch và sát trùng

4/ Quy định về sử dụng chất độn chuồng 

Loại chất độn chuồng có thể sử dụng:
  • Trong thực tế chăn nuôi các chất có thể làm chất đọn chuồng cho gà gồm: trấu, rơm khô băm nhỏ và dăm bào khô. Tùy theo tình hình thực tế của thị trường có thể dùng một trong các loại sau: trấu khô hoặc dăm bào.

Quy trình sử dụng chất độn
  • Chất độn phải khô, mới.
  • Trước khi nhận về cần được sát trùng kỹ (tốt nhất là sát trùng bằng khí focmandehyd).
  • Trước khi thả gà 1 ngày cần sát trùng lại toàn bộ chất độn chuồng

Dộ dày và thời gian sử dụng chất độn chuồn
  • Tùy theo loại gà và tình hình thực tế của chất độn chuồng để quyết định thay chất độn chuồng. Một số lưu ý khi sử dụng chất độn chuồng: không để chất độn chuồng ướt, ẩm. Nếu bị ẩm cần thay thế ngay. Đảo chất độn chuồng 1 tuần/lần.

5/ Quy trình về xử lý chất độn chuồng sau khi sử dụng 

Sử dụng quy trình xử lý “lên men hiếm khí sinh học” như sau:
Toàn bộ phân gà phải được đưa vào bao và buộc kín khi chuyên chở từ chuồng nuôi đến nhà chứa phân.

Tại nhà chứa phân, phân gà được tạo ẩm 80-90%, sau đó chất đống và phủ bạt che kín.

Thời gian ủ phân (tính từ sau khi đưa hết phân ra khỏi chuồng nuôi) tối thiểu là 10 ngày.

Kỹ thuật vệ sinh và môi trường chuồng trại là một trong những bước sơ khởi nhưng lại rất quan trọng trong chăn nuôi cũng như sự tăng trưởng của gà con cho đến giai đoạn trưởng thành. 

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét