DTK Biotech-Vet -Phòng chống vấn đề dịch bệnh trong nông trại chăn nuôi

Ở mỗi trang trại chăn nuôi đều có những bệnh đặc trưng cho từng trang trại đó. Bệnh thường hay xảy ra có thể ra do sự xâm nhập của vi khuẩn và vi-rút gây bệnh từ bên ngoài, hoặc đã tiềm ẩn trong trang trại. Khi chấp nhận xây dựng trại quy mô công nghiệp cần phải hiểu rằng nguy cơ phát sinh dịch bệnh là luôn hiện hữu. Biện pháp đầu tiên để giảm các yếu tố nguy cơ do dịch bệnh là cần có một chương trình vắc-xin thích hợp. Tuy nhiên, dù đã có chương trình vắc-xin còn cần phải áp dụng một số biện pháp xử lý khác. Tiếp theo, cần đặc biệt lưu ý đến các biện pháp vệ sinh phòng dịch, lựa chọn và sử dụng thuốc sát trùng. Ngoài ra, cần đơn giản hóa việc sử dụng thuốc, tìm các biện pháp khắc phục các loại bệnh theo từng giai đoạn ở thời điểm nuôi.
1. Thiết lập chương trình vắc-xin
Tuy chỉ số hàm lượng kháng thể của bầy heo của các trại có sự khác biệt, nhưng khi thực hiện chương trình vắc-xin cần chú ý tham khảo một số điều căn bản sau:
Những điều cần lưu ý:
- Hầu như các loại vắc-xin trên heo không gây ảnh hưởng lẫn nhau đến hiệu quả của chúng, tuy nhiên nên chích vắc-xin PPV và HC cách nhau tối thiểu 1 tuần.
- Thời gian hình thành miễn dịch tối thiểu là 2 tuần, vì thế hai tuần trước khi đẻ phải hoàn thành chương trình vắc-xin.
- Thời gian giữa 2 lần chích vắc-xin lần 1 và 2 phải từ 2~3 tuần (nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
- Khi lập chương trình vắc-xin nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú ý để phù hợp với tình hình trang trại.
2. Lựa chọn thuốc và phương pháp sát trùng
Lựa chọn thuốc:
Mỗi trại đều có các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm mốc, chất hữu cơ, điều kiện nhiệt độ, pH... khác nhau nên tác dụng của các loại thuốc sát trùng cũng không như nhau. Đặc biệt, có một số loại thuốc sát trùng không có hiệu quả trên một số vi-rút. Vì vậy, khi lựa chọn nên căn cứ vào tình hình của trại và tham khảo ý kiến người sản xuất.
Các biện pháp sát trùng:
Sát trùng cửa chính: Hầu như các vật trung gian truyền bệnh đều đi qua cửa chính. Ta phải sát trùng xe, người ra vào, vệ sinh tay...
Sát trùng đường đi chính: Phải rải vôi hoặc định kì xịt sát trùng đường dẫn từ cổng chính  đến cửa vào trại.
Sát trùng hệ thống nước uống: Áp dụng một tháng một lần. Giai đoạn dịch bệnh uy hiếp thì hai tháng một lần. Ta có thể sử dụng amoni clorua bậc 4 để sát trùng.

Sát trùng khu bãi rác: Sử dụng các biện pháp xử lý, tiêu hủy tốt nhất, có thể sát trùng bằng vôi hoặc xút.
Sát trùng trong ngoài trại: Xịt sát trùng trong và ngoài trại.
Sát trùng nái: Tắm rửa và sát trùng nái trước khi chuyển sang trại đẻ.
Ủng và quần áo lao động: Cấp ủng và quần áo lao động riêng biệt.
3. Đơn giản hóa việc sử dụng thuốc 
Rất nhiều trang trại sử dụng các loại thuốc có thành phần giống nhau. Chỉ với việc phòng ngừa và điều trị trong trại đã có hàng chục loại kháng sinh. Nên đơn giản hóa việc sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh có hiệu quả cao trong trại. Nếu làm được việc này sẽ giảm được nguy cơ bị Nhờn thuốc.
4. Biện pháp đối phó với dịch bệnh theo từng mùa và từng giai đoạn nuôi
Nếu các loại bệnh trong trại tăng thì sẽ dẫn đến tình trạng heo bị bệnh đa nhiễm. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sẽ phát sinh mạnh theo từng mùa và từng giai đoạn nuôi. Vì thế, cần chú ý kiểm soát bệnh và điều trị tận gốc nhằm ngăn chặn tình trạng heo bị bệnh đa nhiễm.
                                                                                                              BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét