DTK Biotech-Vet - Heo tai xanh và biện pháp phòng và trị bệnh



Kết quả hình ảnh cho heo tai xanh



Heo tai xanh là một trong những bệnh nguy hiểm, dễ lây lan nhanh, dễ hình thành dịch lớn. Do đó, trong quá trình chăn nuôi heo, bà con nên trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cũng như cách phòng ngừa sao cho hợp lý nhất.

1. Nguyên nhân gây bệnh heo tai xanh

Là bệnh hình thành do virus, heo tai xanh có thể xuất hiện trên bất cứ lứa tuổi heo nào và thường lây lan khá nhanh. Thông thường, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến hàng tháng, sau đó lây lan khắp đàn chỉ trong một tuần nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Bệnh thường xâm nhập vào heo khỏe thông qua việc tiếp xúc với heo bị bệnh, theo gió hoặc dùng chung dụng cụ chăn nuôi.

2. Triệu chứng của bệnh heo tai xanh

Tùy loại heo, độ tuổi heo mà bệnh heo tai xanh cũng có những biểu hiện khác nhau. Với heo nái, một số biểu hiện phổ biến có thể kể đến gồm có chán ăn, mất sữa, đẻ non, heo con có thể chết ngay khi sinh. Với heo con, chúng thường yếu, gầy, bị tiêu chảy, tai có màu tím xanh, da bị phồng rộp… Tỉ lệ chết ở heo con có thể lên đến 100%. Với heo trưởng thành, biểu hiện bệnh gồm thịt đỏ, mắt đỏ, tai xanh, sốt…
Dù được chia thành các biểu hiện trên nhưng nhìn chung bệnh heo tai xanh rất khó có thể phát hiện bởi bệnh có những biểu hiện tương tự như nhiều bệnh khác. Do đó, ngoài những cách nhận biết theo từng loại heo, bà con cần chú ý đến một số biểu hiện khác như heo mệt mỏi, khó thở, sốt cao, da đỏ hoặc thâm tím, tai xanh tím… Khi thấy những biểu hiện này, bà con cần liên hệ với cục thú y tại địa phương để có được kết quả kiểm tra chính xác nhất.

3. Phương pháp điều trị bệnh heo tai xanh

Hiện nay, bệnh heo tai xanh chưa có phương thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu để lâu, chúng còn lây lan nhanh khiến ảnh hưởng đến số heo khỏe mạnh cùng đàn hoặc cùng trang trại. Do đó, giải pháp hàng đầu mà bà con cần thực hiện là tiến hành tiêu hủy heo.

4. Cách bảo vệ đàn heo khi có dịch heo tai xanh

Heo tai xanh thường xuất hiện thành dịch bệnh. Do đó, nếu địa phương mà bà con đang sinh sống nằm trong ổ dịch, bà con cần tiến hành cách ly đàn heo nhà mình, hạn chế để người lạ tiếp xúc với heo khỏe, hạn chế nhập nuôi heo mới. Với heo bệnh, bà con cần tiến hành tiêu hủy, chôn sâu kèm vôi bột để tránh lây lan.

5. Cách phòng bệnh heo tai xanh

Trong quá trình chăn nuôi, tốt nhất bà con hãy áp dụng các phương pháp phòng bệnh như luôn giữ môi trường sống cho heo được sạch sẽ, thoáng mát, sát trùng chuồng định kỳ 2 tuần một lần, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. Ngoài ra, bà con nên chú ý tiêm phòng cho heo đầy đủ theo định kỳ. Cùng với đó, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho heo là điều vô cùng quan trọng. Bà con có thể sử dụng men ủ vi sinh NN1 trong việc ủ thức ăn cho heo. Với phương pháp này, các vi sinh vật có lợi sẽ có cơ hội phát triển, kích thích heo ăn nhiều, chóng lớn mà còn giúp heo có thể kháng bệnh tốt. Bên cạnh đó, do không tốn công đun nấu, bà con sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chăn nuôi của mình.

Đăng nhận xét