DTK Biotech-Vet - Bệnh đóng dấu heo – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Không chỉ được biết đến như một bệnh phổ biến trên heo, đóng dấu heo còn có thể lây lan sang người thông qua các vết xước khi giết mổ hoặc chế biến thịt gây sốt, mệt mỏi và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Với mức độ nguy hiểm trên, bà con cần đặc biệt chú ý đến căn bệnh này trong quá trình nuôi heo, vừa giúp bảo vệ đàn heo, vừa giúp bảo vệ sức khỏe của người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng.


1. Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu heo

Bệnh đóng dấu heo phát sinh do một loại trực khuẩn có tên gọi Erysipelothrix rhusiopathiae. Bệnh thường xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào, tuy nhiên đặc biệt thường xuất hiện khi heo được 4-5 tháng tuổi. Bệnh có thể tự phát sinh trong cơ thể heo hoặc lây lan từ bên ngoài môi trường sống. Heo khoẻ có thể mắc bệnh khi dùng chung thức ăn, nước uống với heo bệnh hay đồ vật bị ô nhiễm có chứa mầm bệnh. Ngoài ra, nếu heo mẹ mang virus, chúng có thể lây nhiễm cho heo con ngay từ trong bào thai hoặc qua sữa khi sinh ra.

2. Triệu trứng bệnh

– Với heo nái khi mang thai: biểu hiện của bệnh đóng dấu gồm biếng ăn, sốt, dễ xảy thai, tai hơi xanh, dễ đẻ non.

– Với heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con: heo cũng thường biếng ăn, mất sữa, tỉ lệ con chết cao.

– Với heo đực: heo thường bỏ ăn, lờ đờ, tinh dịch kém.

– Với heo cai sữa và heo trưởng thành: heo thường chán ăn, lông xơ xác nhưng đôi khi cũng không xuất hiện triệu trứng rõ rệt.

3. Phòng bệnh đóng dấu ở heo

– Với heo khỏe mạnh:

Để phòng bệnh đóng dấu ở heo, ngoài việc chọn giống khỏe mạnh ở những địa chỉ cung cấp uy tín, bà con cần chăn nuôi heo trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, cũng như tiêm phòng vacxin cho heo định kỳ. Ngoài ra, bà con cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn của heo, nhất là bổ sung vitamin cho heo nhằm tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có một giải pháp tối ưu hơn mà bà con có thể tham khảo đó là sử dụng men ủ vi sinh NN1 trong chế biến thức ăn cho heo. Không chỉ giúp heo khỏe mạnh, kháng bệnh tật, đây còn là giải pháp hàng đầu, giúp heo lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon mà phân thải ra còn không có mùi hôi thối. Nhờ đó, việc chăn nuôi trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Trong quá trình chăn nuôi, bà con cũng nên hạn chế tiếp xúc với heo mắc bệnh, đặc biệt cần sát trùng cho da, nhất là khi có vết thương sau khi tiếp xúc.

Với người giết mổ heo, bà con cần áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết. Riêng với người tiêu dùng, do rất khó có thể phân biệt heo mắc bệnh và heo khỏe mạnh nên tốt nhất chúng ta cần thực hiện ăn thịt chín để phòng bừa bệnh hiệu quả.

– Với heo mắc bệnh:

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh. Do đó, bà con chỉ có thể sử dụng một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho heo như phun thuốc sát trùng, tiêm thuốc kháng sinh cho heo.

Nhìn chung, bệnh đóng dấu heo là một trong những bệnh khá nguy hiểm bởi triệu chứng không rõ ràng nhưng lại có thể ảnh hưởng đến cả vật nuôi, người chăn nuôi và cả cộng đồng. Do đó, bà con nên chú ý đến đàn heo của gia đình mình để phát hiện bệnh kịp thời, tránh bán heo ra thị trường khi mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng một cách tối ưu.

Đăng nhận xét